Seo onpage trong website là một khái niệm không còn xa lạ với dân marketing thực thụ. Để làm cho bài viết trở nên tối ưu và chuẩn seo, bắt buộc người dùng phải sử dụng đến các thẻ heading (heading tags) trước khi “publish” chúng trên website của mình. Nói cách khác, thẻ heading là thành phần rất quan trọng, góp phần tối ưu hóa và chuẩn SEO, giúp thu hút lưu lượng truy cập, từ đó xác định thứ hạng của website trên Internet. Vậy bạn đã biết cách sử dụng nó hay chưa?
1. Thẻ heading là gì?
Khi bạn muốn truyền đạt một nội dung hay một vấn đề đến người đọc, trước hết bạn cần phải trình bày chúng với bố cục rõ ràng mạch lạc, có đầu có đuôi và sắp xếp nội dung theo thứ tự ưu tiên cũng như tầm quan trọng của nó. Lúc này, bạn cần đến một chức năng trên website đó là các thẻ heading.
Heading tags hay còn gọi là thẻ tiêu đề, là một thuật ngữ SEO dùng để đánh dấu các thứ tự ưu tiên về tầm quan trọng của nội dung bạn muốn truyền đạt trong bài viết. Chúng được đánh dấu từ H1 – H6. Ở đây ta mặc định hiểu rằng H1, H2 là quan trọng nhất, không thể thiếu trong bố cục một bài viết. Với H1 là tên của bài viết, ví dụ như bài viết này thẻ H1 là “Cách sử dụng thẻ heading tối ưu SEO để thu hút lưu lượng truy cập” được đặt trong mục tiêu đề. Theo sau đó là các mục H2, H3 đánh dấu các mục nhỏ trong bài.
2. Thẻ heading có những vai trò gì?
Thẻ heading có phải yếu tố quyết định thứ hạng website hay không?
Dĩ nhiên là có. Heading tag mang lại giá trị SEO cho website, tất nhiên là nó quyết định đến thứ hạng cho tragn web trên công cụ tìm kiếm. Tuy rằng không thể đem chúng so sánh với các yếu tố cốt lõi như hosting hay backlink, thế nhưng thẻ heading lại giúp các “con bọ” tìm kiếm của Google dễ dàng đọc và giải thích nội dung bài viết của bạn nhanh chóng hơn.
Một bài viết không có bố cục rõ ràng, không có các tiêu đề phụ thì rất khó để các “bot” biết rằng bài viết của bạn nói về chủ đề gì. Từ đó thì khó mà công cụ tìm kiếm này có thể xếp hạng bài viết cũng như website của bạn trên mục “top”. Như vậy, có thể thấy các thẻ heading mang đến một giá trị SEO rất quan trọng, quyết định đến thứ hạng website của bạn trên Internet.
Thẻ heading ảnh hưởng như thế nào đến người truy cập?
Ngoài lợi ích từ SEO mà chúng mang lại, các thẻ heading còn giúp người truy cập dễ dàng ghi nhớ nội dung bài viết của bạn. Không thể phủ nhận rằng một bài viết mạch lạc, tiêu đề rõ ràng sẽ giúp bạn có hứng thú đọc đến cuối bài hơn là một bài viết dài nhưng thiếu logic. Khi website của bạn có nhiều bài viết được người dùng truy cập đến thì chúng sẽ nhanh chóng được công cụ tìm kiếm ghi nhận và đưa website của bạn lên một thứ hạng cao hơn.
Ngoài ra, văn bản có thẻ heading còn giúp người đọc tiết kiệm được thời gian. Không chỉ tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin mà còn tiết kiệm được thời gian đọc những thông tin không cần thiết. Đối với một bài viết dễ đọc, chúng luôn mang đến cho người truy cập nhưng thông tin hữu ích nhất.
3. Cách sử dụng thẻ heading để thu hút lượng truy cập
Hiểu khái niệm thẻ heading là một chuyện, biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo lại là chuyện khác. Nếu bạn đang cần một hướng dẫn cụ thể để tiếp cận chúng thì hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây!
Cách đặt thẻ heading
Cách đặt thẻ heaading cho bài viết, cho website/page vô vùng đơn giản. Trong trình soạn thảo văn bản thuộc trang quản trị web, trước hết bạn hãy bôi đen cụm từ được làm thẻ heading, sau đó vào mục “Paragraph” ( đoạn) >> chọn thẻ tương ứng mà bạn muốn, vậy là xong! Đến đây là bạn đã hoàn thành quá trình đặt thẻ heading, quá đơn giản phải không nào?
Thẻ H1
Như đã nói ở trên, thể H1 là được dùng cho tiêu đề của bài viết. Mỗi bài viết hay mỗi web/page chỉ có duy nhất một thẻ H1. Nội dung của thẻ H1 là quan trọng nhất, sao cho phải nói lên nội dung chính toàn bài, không được quá dài cũng không quá ngắn. Trong thẻ H1, nhất định phải chứa cụm từ “ key word” mà trong bài muốn nhấn mạnh đến. Đây là thẻ được “bot” của Google quan tâm đến nhiều nhất, là công cụ giúp các “bot” hiểu được nội dung chính bạn muốn truyền đạt cho người đọc.
Thẻ H2
Thẻ H2 là dành cho những mục lớn trong bài, mô tả ngắn gọn ý chính của từng đoạn với mục đích bổ trợ cho nội dung trên thẻ H1. Mặc dù thẻ H2 được xuất hiện nhiều hơn thẻ H1, tuy nhiên nó chỉ nên dừng lại ở mức từ 3 – 5 thẻ trên một bài viết/ web/ page. Cần đặc biệt lưu ý rằng thẻ H2 nhất thiết phải chứa các từ khóa chính, kết hợp sao cho không khiến tiêu đề bị lủng củng, mất nghĩa.
Thẻ H3
Đối với thẻ H3 người dùng có thể sử dụng thoải mái chúng giới hạn trong các mục của H2. Tức là chúng có vai trò bổ trợ cho H2, nêu chi tiết và nằm dưới sự kiểm soát của H2. Với thẻ H3 không quá cần thiết phải chứa từ khóa chính trong đó. Có thể lược bỏ nếu nó làm cho tiêu đề lủng củng, hàm ý không xuôi.
Thẻ H4, H5, H6
Các thẻ này nhỏ hơn H3, nằm trong sự kiểm soát của H3 với mục đích làm sáng tỏ ý chính trong đoạn. Dù vậy, khi được khuyên dùng các thẻ này thì bạn chỉ nên dừng lại ở mức H4. Hạn chế sử dụng H5, H6 vì nó sẽ làm cho bài viết bị sao lãng. Mặc dù khi sử dụng tới H4 không làm cho ‘bot” của công cụ tìm kiếm đánh giá thấp bài viết, tuy nhiên đối với người truy cập nó sẽ gây khó khăn khi họ phải ghi nhớ quá nhiều mục nhỏ.
Những lưu ý khi sử dụng thẻ heading
Mặc dù sử dụng thẻ heading là bước đơn giản nhất trong phương pháp SEO onpage, nhưng để sử dụng chúng đúng chuẩn và hiệu quả lại là một chuyện không hề dễ dàng. Hãy lưu ý những điều sau đây trước khi bắt đầu thực hành với thẻ heading tag.
- Nội dung trong thẻ tuyệt đối không thể trùng lặp. Ngôn ngữ thì không có giới hạn, do vậy hãy đa dạng chúng trong phạm vi nhất định, vừa giúp bài viết phong phú lại có thể khiến “bot” Google đánh giá cao website của bạn.
- Các thẻ H1, H2, nhất định phải chứa từ khóa SEO chính, thẻ H3 không quá cần thiết phải có. Tuy nhiên một điều đáng chú ý rằng không được nhồi nhét chúng một cách vô lý và thừa thãi.
- Ngoài thẻ H1 chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất cho mỗi bài viết, thì các thể H2 người dùng có thể sử dụng đến 5 lần, đối với thẻ H3 là 7 lần và H4 là dưới 16 lần. Không nên sử dụng đến H5 và H6, hãy giới hạn chúng tối đa đến H4.
- Hãy sử dụng phương pháp gạch chân, in nghiêng, in đậm nếu bắt buộc phải sử đụng dến H4, H5, H6. Đôi khi nếu không đủ, bạn có thể phải sử dụng đến cỡ chữ to – nhỏ khác nhau hoặc các kí hiệu gạch đầu dòng để thay cho H5 và H6.
- Người dùng nên chú ý sử dụng kích cỡ chữ to – nhỏ phù hợp với thứ tự của các thẻ. Cỡ chữ của các thẻ H3 phải nhỏ hơn H2, H4 phải nhỏ hơn H3… Nếu không cần quá tỉ mỉ bạn có thể bỏ qua bước định dạng này. Bởi wordpress mặc định cỡ chữ cho bạn khi bạn đặt thẻ cho chúng.
- Ngoài ra, nếu cần thiết người sử dụng nên dùng thêm màu sắc cho các thẻ sao cho chúng đậm nhạt hài hòa tương ứng với các thẻ ưu tiên khác nhau.
- Không nên sử dụng các font chữ nghệ thuật để diễn tả các thẻ heading, đặc biệt là các thẻ quan trọng như H1, H2.
Nội dung của các thẻ tuyệt đối không được trùng lặp, trong thẻ H2 cần chứa từ khóa SEO chính, thẻ H3 không nhất thiết phải chứa key word.
5. Cách kiểm tra thẻ heading đã đạt tiêu chuẩn hay chưa?
Thông thường chỉ có “bot” của google mới có thể tìm được thẻ heading của bài viết, tuy nhiên muốn chúng ta muốn kiểm tra thẻ heading xem đã đạt tiêu chuẩn hay chưa thì sẽ có một số cách. Ở đây chúng ta sử dụng công cụ SEOQuake
Trước hết, để có thể sử dụng công cụ này bạn cần tiến hành cài đặt và coi nó như một phần mềm kiểm tra, giống như các phần mềm kiểm tra đạo văn như Viper hay Turitin.
Sau khi đã cài đặt xong, bạn hãy mở trang web chứa bài viết cần kiểm tra, click vào công cụ SEOQuake và chọn Diagnosis như hình dưới đây. Lúc này hãy đi tới mục Heading và xem chi tiết số lượng các heading tag của page ngay trong đó.
Ngoài ra, nếu muốn kiểm tra xem những thẻ tiêu đề đã được đặt đúng thẻ hay chưa, bạn chỉ cần nhấp chuột vào cụm từ đó và nhìn trên mục “ Paragraph”. Nếu hiển thị các thẻ heading 2 tức là mục đó đã được định dạng là tiêu đề H2. Nếu không hiển thị bất cứ thứ gì trên mục đó tức là cụm từ đó chưa được định dạng Heading.
Hoặc xem bằng source code
Trên đây là cách sử dụng thẻ heading để thu hút lưu lượng truy cập mà chúng tôi đã giới thiệu. DVS hy vọng bài viết có thể ít nhiều mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn chưa biết gì về các thẻ heading, hãy nhanh chóng lưu bài viết này lại, tin tôi đi, chắc chắn bạn sẽ cần sử dụng đến nó sau này.