Giai đoạn sơ sinh là một giai đoạn rất ngắn nhưng lại là giai đoạn khó khăn nhất đối với mẹ. Ở thời điểm này bé chưa thể biểu hiện ra mong muốn của mình ngoài khóc và ngủ, bắt buộc các bậc cha mẹ phải có khả năng “đọc vị cảm xúc” của con. Tuy nhiên, đối với các mẹ làm mẹ lần đầu chưa có kinh nghiệm trong việc chăm con, do vậy họ luôn có cả tá câu hỏi “Vì sao” được đặt ra hàng ngày. Thấu hiểu nỗi niềm đó, Mona đã tổng hợp và ghi lại 12 câu hỏi về trẻ sơ sinh được tìm kiếm nhiều nhất trên Google để các mẹ có thể tham khảo một cách nhanh chóng nhất.
Top 12 câu hỏi về trẻ sơ sinh được tìm kiếm nhiều nhất trên Google
1. Câu hỏi số 1: Bé sơ sinh một ngày ngủ bao nhiêu là đủ?
Có lẽ câu hỏi về trẻ sơ sinh này được hỏi nhiều nhất, đó là “ mỗi ngày trẻ ngủ bao nhiêu tiếng là đủ?”. Câu hỏi này hoàn toàn có căn cứ bởi bất cứ khi nào cũng có thể thấy trẻ ngủ ngon lành, thậm chí nếu không gọi dậy ăn sữa bé có thể ngủ liền một mạch. Nhưng đừng lo lắng, đối với các bé sơ sinh dưới 3 tháng thời gian ngủ một ngày là 16 – 18 tiếng/ngày.
Sau khi trẻ được 3 tháng, lúc này não bộ của bé đã bắt đầu phát triển, bởi vậy nhu cầu được trò chuyện sẽ khiến bé thức nhiều hơn, thời gian ngủ giảm xuống còn khoảng 14- 16 tiếng/ngày. Càng về sau, bé càng phát triển nhanh hình thành thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc và nhu cầu được chơi đùa sẽ khiến bé ngủ khoảng 12 – 14 tiếng/ngày.
Chính vì vậy, quan niệm của các bà, các mẹ rằng cho bé ngủ càng nhiều càng tốt là sai lầm! Chỉ cho bé ngủ đủ giấc, bé cần thức để làm quen nhiều hơn với cha mẹ và lối sống của mình.
Câu hỏi số 2: Khi nào bắt đầu cho bé đi khám định kỳ?
Cho bé đi khám định kỳ là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, công việc bận rộn cộng với việc nhiều mẹ chỉ ở cữ với con 6 tháng, sau đó trở lại với công việc khiến các bậc phụ huynh quên mất việc cho bé đi khám định kỳ.
Thông thường đối với trẻ sơ sinh, nên cho bé đi khám định kỳ đầu tiên sau khi bé được 2 tháng tuổi. Tiếp sau đó cứ 3 tháng mẹ hãy cho trẻ đi khám định kỳ một lần để nắm rõ nhất tình hình của con. Sau khi con được 12 tháng tuổi, khi hết giai đoạn sơ sinh thì bố mẹ có thể giãn thời gian đi khám định kỳ khoảng 4 – 6 tháng/lần.
Câu hỏi số 3: Tại sao trẻ bị nấc? Phương pháp nào giúp trẻ hết nấc?
Nấc là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của trẻ sơ sinh, nhất là giai đoạn 2 tháng đầu sau sinh và giảm dần khi tháng tuổi tăng lên. Nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong khi còn là một bào thai, giúp cho các cơ hô hấp vận hành chuẩn bị cho việc thở khi bế được chào đời. Trẻ có thể nấc bất cứ giờ nào trong ngày, mỗi ngày 1,2 phút, xảy ra khi ăn, thay đổi tư thế, nóng, lạnh đột ngột… Bởi vậy khi cho cho bé bú, uống sữa bình nên chú ý đặt bé ở tư thế thoái mái nhất, không quá ngả cũng không quá gập lưng
Khi thấy trẻ nấc, dân gian thường lấy một mẩu cuốn chiếu hoặc giấy nhỏ dán giữa nhân trung, vị trí giữa 2 đầu lông mày. Tuy nhiên nếu không thuận tiện cha mẹ có thể cho bé uống một vào thìa nước, bé bế ở tư thế đầu thẳng, lưng thẳng, cằm tì lên vai mẹ và tiến hành vuốt nhẹ lưng. Đừng quá lo lắng khi trẻ nấc, bởi chỉ sau 1 – 2 phút là cơn nấc sẽ tự động lui đi.
Câu hỏi số 4: Lưỡi trắng là bệnh gì? Phải chữa như thế nào?
Bệnh lưỡi trắng không còn xa lạ gì đối với trẻ sơ sinh. Sở dĩ con mắc bệnh này do sữa mẹ sau khi trẻ bú còn đọng lại trên lưỡi không được vệ sinh, lâu ngày dẫn đến hiện tượng lưỡi trắng. Tuy nhiên, một vài trường hợp lưỡi trắng xuất hiện là do bệnh nấm lưỡi gây ra.
Chính vì vậy, sau khi trẻ bú xong cần tiến hành rơ lưỡi cho bé, nếu bé uống sữa ngoài cần cho bé uống nước sau khi bú sữa xong. Trẻ bị tưa lưỡi nặng, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý chữa bằng cách “ nghe mách bảo” hoặc cạy mảng trắng dẫn đến chảy máu, sẽ có nguy cơ nhiễm trùng.
Câu hỏi số 5: Khi nào cho bé uống sữa ngoài?
Khi nào nên cho bé uống sữa ngoài? Theo tổ chức y tế thế giới WHO, khuyên mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ gặp tình trạng thiếu sữa hoặc tắc tia sữa thì điều này là không khả thi.
Hơn nữa, một vài trường hợp sữa mẹ cũng không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bé cần, do vậy giải pháp tốt nhất là tìm đến nguồn sữa ngoài. Khi đó, hãy để trẻ đủ 2- 3 tháng tuổi – thời gian đường ruột của bé đang phát triển là khoảng thời gian có thể hấp thu dinh dưỡng từ sữa ngoài. Dĩ nhiên, cha mẹ phải chắc chắn bé của mình an toàn với dòng sữa nào để tìm ra sản phẩm phù hợp cho bé.
Câu hỏi về trẻ sơ sinh số 6: Khi nào bắt đầu cho bé ăn dặm?
Với các mẹ mới làm mẹ lần đầu chắc hẳn sẽ rất băn khoăn không biết nên khi nào bắt đầu cho con tập ăn dặm? Câu trả lời là khi trẻ được 6 tháng, mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn bột ăn dặm. Sở dĩ mẹ nên lựa chọn thời điểm này bởi đây là giai đoạn bé bắt đầu cần nhiều năng lượng hơn. Lúc này sữa mẹ không thể cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cũng như năng lượng lên đến 700kcal/ ngày cho con.
Do vậy, bổ sung dinh dưỡng thiết yếu từ bột ăn dặm là một giải pháp hàng đầu được các bà mẹ Việt áp dụng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý điều chỉnh số lượng các bữa ăn phù hợp với nhu cầu của trẻ. Ép trẻ ăn quá nhiều không phải là tốt, hãy làm trẻ cảm thấy hứng thú với đồ ăn thì việc cho bé ăn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ không nhất thiết phải đúng 6 tháng mới cho trẻ ăn dặm. Khi thấy trẻ chậm tăng cân hoặc thấy trẻ bú sữa vẫn không đủ no thì tiến hành cho bé ăn khi được 4 tháng tuổi. Nhưng đây vẫn là giai đoạn mà hệ tiêu hóa của trẻ chưa thể hấp thu được chất đạm cùng protein trong bột ăn dặm. Vì vậy cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng cho bé sao cho thật khoa học để bé có thể hấp thu chúng tốt nhất
Câu hỏi về trẻ sơ sinh số 7: Cho bé ăn cháo ăn dặm hay bột ăn dặm mới tốt?
Bột ăn dặm và cháo ăn dặm đều là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé ở giai đoạn sơ sinh. Không thể khẳng định rằng cho bé ăn bột ăn dặm hay cháo ăn dặm là tốt nhất cho bé. Bởi điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sở thích cũng như nhu cầu của trẻ.
Ban đầu, hãy thử cho bé ăn bột ăn dặm, nếu trẻ biếng ăn hãy thay đổi các loại bột ăn dặm thường xuyên cho đến khi bé tìm được loại phù hợp để ăn ngon miệng hơn. Khi trẻ lớn hơn một vài tháng, hãy tiến hành cho trẻ ăn cháo ăn dặm. Điều này vừa giúp bé làm quen dần với bột gạo, vừa có thể thay đổi thực đơn hàng ngày giúp cung cấp đây đủ chất dinh dưỡng mà bột ăn dặm không có được. Ngoài ra, đối với trẻ biếng ăn, thay đổi thực đơn cháo ăn dặm hàng ngày, mẹ có thể mua các loại cháo, bột ăn dặm của Nhật bán tại các website uy tín như: Matsuya, Mabu, Heinz,… có thể làm bé thấy hứng thú hơn với các bữa ăn của mình.
Câu hỏi về trẻ sơ sinh số 8: Một ngày nên cho bé ăn dặm mấy cữ?
Thời điểm bé ăn dặm vẫn trong quá trình bé bú sữa mẹ. Do vậy, không cần thiết phải cho trẻ ăn dặm quá nhiều bữa. Theo như Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Thị Ngọc Hương – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, chỉ cần cho bé ăn ngày 2 cữ là đủ. 2 bữa ăn ngày cần cách xa nhau trong ngày, cố gắng cố định giờ ăn hàng ngày vào lúc bé thoải mái nhất để tạo thói quen cho bé. Về khối lượng bữa ăn, nên cho trẻ ăn dặm từ loãng sang đặc, từ ít đến nhiều và từ đơn giản đến cầu kỳ. Bé cần thời gian để thích nghi do vậy các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng khi thấy bé ăn ít.
Câu hỏi số 9: Những thực phẩm nào bé có thể dùng trong quá trình ăn dặm
Rất nhiều mẹ bỉm sữa cho rằng hệ tiêu hóa của bé cũng giống người lớn, chỉ cần cho ăn ít hơn là được. ĐIều này là hoàn toàn sai lầm. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non kém. Trước khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, mẹ nên chú ý:
- Hạn chế cho bé ăn đồ tanh, không cho bé ăn tôm, cua, ghẹ, ngao…
- Cho bé ăn nhiều rau xanh mềm và bí đỏ, bí xanh
- Để bé ăn ít chất đạm như thịt bò, thit gà, thịt lợn… thay vào đó hãy dùng nước hầm xương, rau củ để nấu cháo cho bé
- Nấu đồ ăn dặm không nên nêm nếm quá nhiều gia vị, ít muối và không nên cho mì chính
- Phải thêm dầu ăn vào cháo ăn dặm dành cho trẻ ( có thể thay thế bằng dầu mè) vì chất béo giúp hệ tiêu hóa hấp thu được một số vitamin như A, D, E, K…
- Không nấu cháo ăn dặm bằng hạt gạo, thay vào đó là bột nghiền mịn
- Bé có thể ăn được gấc và hạt sen, hạt đỗ… mẹ có thể trộn cùng gạo và đi nghiền cùng nhau tạo thành hỗn hợp bột gạo và bột gấc, hạt sen.
- Thi thoảng một hoặc 1/2 cục phô mai vào cháo ăn dặm khi nấu cho bé
- Thay đổi bột gạo khi thấy bé chán ăn bằng bột yến mạch, đậu xanh…
- Tăng cường cho bé ăn những loại quả mát, lành tính như đu đủ, cam, bơ…
Câu hỏi về trẻ sơ sinh số 10: Làm gì khi bé biếng ăn?
Biếng ăn là tình trạng thường gặp của các bậc phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: thực đơn không hợp khẩu vị, bé không cảm thấy đói, do thiếu vitamin và khoáng chất…. Để khắc phục trường hợp bé biếng ăn, cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo vặt dưới đây:
- Thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé, thay vì bột gạo có thể thay bằng bột đậu xanh, bột yến mạch. Thay vì cháo vị mặn có thể thay bằng cháo vị ngọt, giúp bé thấy hứng thú với đồ ăn của mình hơn.
- Bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng cho bé, đừng quên cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh
- Để bé được hiếu động, chơi đùa thật nhiều để bé tiêu thụ hết số calo có sẵn. Điều này kích thích cảm giác đói cho trẻ.
- Trước bữa ăn nên hạn chế tất cả đồ ăn khác, kể cả sữa mẹ.
- Hãy để trẻ thật đói trước khi ăn, bằng cách tăng khoảng cách giữa các bữa ăn, đừng để hệ tiêu hóa của bé làm việc quá tải.
- Khi ăn hãy để bé tập trung, hứng thú với bữa ăn. Không làm trẻ phân tâm bằng đồ chơi, điện thoại hay đi ăn rong. Không ép bé ăn, nếu cảm thấy bé không muốn tiếp tục hãy dưng lại và chờ đến bữa ăn tiếp theo.
Câu hỏi số 11: Tại sao bé chậm mọc răng? Bé chậm mọc răng có đáng lo không?
Bé chậm mọc răng hơn so với các bé cùng tháng tuổi thì đây là điều hoàn toàn bình thường. Bởi mỗi cơ địa lại có một cơ chế phát triển khác nhau, do vậy các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi trẻ đã 6 tháng tuổi mà vẫn mọc chiếc răng đầu tiên. Thông thường, số răng của trẻ có liên quan đến tháng tuổi, số răng bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Tức là trẻ bắt đầu mọc răng khi được 4 tháng tuổi và trung bình cứ 1 tháng mọc 1 chiếc răng. Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ mọc răng chậm, nhưng cơ bản là do bé thiếu canxi để phát triển mầm răng. Mà nguồn cung cấp canxi chính cho bé là từ nguồn sữa mẹ.
Bởi vậy, các mẹ bỉm sữa nên chú ý chế độ ăn cho mình và cả cho bé để cung cấp đầy đủ lượng canxi cho bé phát triển xương và răng. Tuy nhiên, bổ sung canxi thôi chưa đủ, cha mẹ cần cho trẻ ra ngoài nhiều hơn để bổ sung vitamin D – dưỡng chất cần thiết để trẻ hấp thu được canxi. Mẹ có thể chọn các thực đơn bổ sung canxi hoặc có thể sử dụng cháo Matsuya vị sò điệp để giúp bé ăn ngon và giàu canxi
Câu hỏi số 12: Bé sơ sinh tăng cân như thế nào là dấu hiệu của phát triển bình thường
Có thể mẹ thừa biết, con dễ bị thiếu cân nếu không biết cách điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý. Trẻ chậm tăng cân cũng là một trong số nguyên nhân dẫn đến sức đề kháng kém đi. Tốc độ tăng cân của trẻ cũng không cố định, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé. Sau tháng đầu tiên, trẻ tăng cân rất nhanh từ 1 -1,2 kg/tháng cho đến tháng thứ 3. Sang tháng thứ 4, cân nặng của bé tăng chậm, chỉ khoảng 0,6kg/tháng. Và từ tháng thứ 7 đến hết tháng thứ 12, tốc độ tăng cân của bé chỉ ở mức 0,3 – 0,4kg/tháng.
Như vậy có thể thấy cân nặng của trẻ sau một năm chỉ khoảng 8 – 10kg sau khi kết thúc giai đoạn sơ sinh. Nếu bé vẫn ăn uống tốt, cân nặng tăng không nhiều nhưng đều đặn, không mắc các bệnh đường ruột thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về thể trạng của bé. Đừng quá lo lắng mà ép trẻ ăn quá nhiều hoặc cho bé uống những thực phẩm bổ sung không được khuyến khích.
Nuôi con là sứ mệnh của các bậc phụ huynh. Dẫu biết rằng công việc này chưa bao giờ là dễ dàng nhưng nếu khéo léo biết cách sắp xếp thì nuôi con chính là niềm vui thiêng liêng nhất. Hãy nhanh tay lưu lại 12 câu hỏi về trẻ sơ sinh được tim kiếm nhiều nhất Google trên đây mà DVS vừa chia sẻ, đây không chỉ kiến thức mà những bậc cha mẹ cần chú ý mà cả những chuyên viên Marketing, SEO cũng cần thấu hiểu để có thể tìm được khách hàng của mình và mang đến cho họ những sản phẩm tốt nhất.