Marketing mix là thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến. Trong kinh doanh, tiếp thị hỗn hợp cũng chính là mô hình được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Marketing hỗn hợp rất đa dạng, được xây dựng dựa vào đặc điểm của các ngành hàng. Tuy nhiên hai mô hình được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến nhất là 4P và 7P. Trong bài viết này hãy cùng Dịch vụ SEO tìm hiểu về Marketing mix là gì, cách để phân biệt 4P và 7P trong marketing.
Marketing mix là gì?
Marketing mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp. Chỉ tập hợp các công cụ được doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm và dịch vụ để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 bởi Neil Borden – Chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Cho đến năm 1960, nhà tiếp thị nổi tiếng E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại khái niệm Marketing mix theo mô hình yếu tố 4P đang được áp dụng phổ biến hiện nay.
Cho đến hiện tại, rất nhiều mô hình Marketing hỗn hợp được phát triển mới, dựa trên mô hình cơ bản là 4P. Nguyên nhân cũng là do sự phức tạp, và sự cải tiến không ngừng của lĩnh vực tiếp thị hiện đại. Song, các hoạt động quảng bá và tiếp thị sản phẩm cũng phát triển mạnh mẽ. Không ngừng mang về cho doanh nghiệp những kết quả khả quan hơn.
Vai trò của Marketing mix
Đối với doanh nghiệp
Nhiều người đã ví Marketing Mix như sợi dây vô hình liên kết giữa người bán và người mua. Đồng thời đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mô các hình kinh doanh. Giúp chủ doanh nghiệp chủ động trong việc nắm bắt nhu cầu thực tế của khách hàng. Từ đó có thể đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp nhất.
Nhờ có tiếp thị hỗn hợp mà doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt trước những biến động của thị trường. Chưa hết Marketing hỗn hợp còn là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp thu thập thông tin trong thị trường và vừa phát tán thông tin ra ngoài thị trường.
Đối với người tiêu dùng
Nhờ có Marketing mix, doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng. Doanh nghiệp sẽ không ngừng nâng cao, sáng tạo ra những sản phẩm/dịch vụ phù hợp. Điều đó dễ dàng hỏa mãn những mong muốn của khách hàng.
Đồng thời, Marketing mix còn giúp người tiêu dùng có thể nhận được những giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ của thị trường nước ngoài. Các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng ra thị trường tiềm năng bên ngoài nước.
Đối với xã hội
Nhờ có Marketing mix mà sản phẩm, dịch vụ được quảng cáo đúng chất lượng thực tế. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp còn đề cao những giá trị thiết thực cho cộng đồng. Điều này không những giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế mà còn thúc đẩy xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Chưa hết, Marketing hỗn hợp còn thúc đẩy mở rộng kinh doanh, thương mại với quốc tế góp phần mang hình ảnh quốc gia đến với bạn bè quốc tế. Tiếp thị hỗn hợp đã tạo nên rất nhiều giá trị có ích, đặc biệt là đối vói xã hội.
Cách phân biệt Mô hình 4P và Mô hình 7P trong marketing
Marketing Mix 4P
4P là mô hình chiến lược Marketing Mix truyền thống và hiện đang được ứng dụng khá rộng rãi cũng như giảng dạy trong các trường học trên thế giới. Mô hình marketing mix 4P gồm các yếu tố bên dưới:
- Sản phẩm (Product): Sản phẩm là hàng hóa hữu hình/vô hình mà doanh nghiệp cung cấp ra ngoài thị trường để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Và khách hàng khi mua sản phẩm là mua lợi ích mà nó mang lại. Sau tất cả, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi bán cái gì?
- Giá (Price): Doanh nghiệp cần phải đưa ra một con số cụ thể về giá của sản phẩm là bao nhiêu? Đây chính là chi phí mà khách hàng bỏ ra để nhận về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và là số tiền mà doanh nghiệp mong muốn nhận được khi bán ra một sản phẩm.
- Phân phối (Place): Khách hàng đến đâu để có thể đến để mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
- Promotion (Xúc tiến): Đây là các hoạt động hỗ trợ bán hàng, đảm bảo khách hàng có thể tìm hiểu và nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.\
Marketing Mix 7P
Mô hình 7P được phát triển từ mô hình 4P (Sản phẩm/Product – Giá/Price – Phân phối/Place – Promotion/Xúc tiến) và bổ sung thêm 3 yếu tố bao gồm:
- Con người (People): Yếu tố này nói đến khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp thị và quảng bá sản phẩm.
- Quy trình (Process): Yếu tố này là hệ thống các bước Marketing sẽ được thực hiện để có thể cung ứng sản phẩm dịch vụ đến tay khách hàng.
- Cơ sở vật chất (Physical envidence ): Đây là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động Marketing. Ở đây nó có thể là không gian nơi gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với khách hàng hoặc cũng có thể là nơi mà người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ,…
Sự khác nhau giữa Marketing Mix 4P và 7P
Một vài điểm khác nhau giữa hai mô hình Marketing mix 4P và 7P là:
- Mô hình 4P áp dụng đối với sản phẩm vật lý hay còn gọi là hàng hóa thông thường và mô hình 7P được áp dụng khi sản phẩm là dịch vụ.
- Mô hình 4P là mô hình truyền thống sau đó được cải tiến thành mô hình 7P.
- Tại thời điểm mà không có doanh nghiệp nào chú trọng đến vai trò của phát triển dịch vụ khách hàng khi triển khai xây dựng và phát triển thương hiệu. Còn mô hình 7P thì đem đến một giải pháp phát triển toàn diện từ sản phẩm cho đến dịch vụ sau bán cũng như phát triển thương hiệu.
Cách xây dựng chiến lược Marketing Mix
Bất kể là mô hình marketing như thế nào, để triển khai thuận lợi mà không xuất hiện bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Cần phải xây dựng các bước tiến hành tỉ mỉ. Đề ra những bước thực hiện chính, xem xét khả năng áp dụng mô hình. Cần chắc chắn rằng việc triển khai là khả quan đối với doanh nghiệp. Cùng tiến hành xây dựng chiến lược marketing mix theo các bước dưới đây:
Xác định mục tiêu
Nhiệm vụ hàng đầu trong mỗi một chiến lược Marketing mix là doanh nghiệp cần phải có mục tiêu rõ ràng muốn đạt được. Vì thông qua mục tiêu doanh nghiệp mới có thể đưa ra các công việc cần làm để đạt được mục tiêu chung.
Xây dựng ngân sách
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm là tính toán thật kỹ số vốn đầu tư để thực hiện các chiến dịch quảng cáo là bao nhiêu?
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Để có một chiến lược Marketing mix hiệu quả, doanh nghiệp cần nghiên cứu cụ thể khách hàng mục tiêu cho sản phẩm của mình. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến đúng đối tượng có nhu cầu sử dụng sản phẩm.
Xác định USP của sản phẩm
Xác định USP của sản phẩm chính là việc làm nổi bật những đặc tính có thể đáp ứng tốt nhu cầu người dùng của sản phẩm. Đây cũng được xem như một giải pháp vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Xác định tính năng độc đáo của sản phẩm/dịch vụ
Doanh nghiệp cần xác định tính năng độc đáo của sản phẩm để từ đó xây dựng những điểm vượt trội khi tiếp thị cho khách hàng để tăng khả năng thành công bán được sản phẩm.
Định giá sản phẩm
Đối với nhiều người giá cả chính là yếu tố quyết định hành vi mua của họ. Với doanh nghiệp, giá là lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy việc định giá hết sức quan trọng, phải đảm bảo rằng sản phẩm không được định giá quá cao hay quá thấp.
Chọn các kênh phân phối
Các kênh phân phối sản phẩm cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng dựa vào từng nhóm sản phẩm và đối tượng mục tiêu. Kênh phân phối sẽ quyết định phần lớn đến doanh số bán hàng. Nếu lựa chọn sai, chiến lược sẽ có khả năng thất bại rất cao.
Lựa chọn hình thức quảng bá
Bên cạnh việc lựa chọn kênh phân phối doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng tới việc lựa chọn phương thức quảng bá sản phẩm dựa trên mức ngân sách cho phép. Đây là bước vô cùng quan trọng để giúp khách hàng biết đến thương hiệu và sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Kết luận: Toàn bộ nội dung đã cung cấp cho bạn về khái niệm Marketing mix. Những điểm khác nhau của mô hình Marketing 4P và mô hình Marketing 7P. Cuối cùng là đưa ra những bước xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Dịch vụ SEO hy vọng rằng bài viết có thể giải đáp được thắc mắc của người đọc. Những kiến thức này chắc chắn sẽ giúp không ít cho quá trình học tập và làm việc của bạn đâu.
-> Đọc thêm: Khái niệm SEO Social và lợi ích mà SEO Social mang lại cho doanh nghiệp