Meta Description là gì? Cách tối ưu thẻ description trong SEO

Thẻ Meta Description.

SEO website là một trong những lĩnh vực mới nổi trong vài năm gần đây, khi mà nhiều công ty triển khai chiến lược SEO cho website của mình nhằm nâng cao thứ hạng web và tiếp cận khách hàng tốt hơn, đó cũng chính là lý do những công ty SEO như DVS hay Webmastershaven được thành lập nhằm mang đến dịch vụ SEO tốt nhất cho doanh nghiệp, giúp trang web lên top nhanh chóng và bền vững, tuy nhiên SEO bao gồm rất nhiều yếu tố. Đối với những bạn đang học viết content hay tiếp cận với SEO thì chắc hẳn sẽ phải làm quen với rất nhiều thuật ngữ khác nhau, trong đó có thẻ meta description. Vậy meta description là gì? làm sao để tối ưu website chuẩn SEO? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé! Qua bài viết của công ty Mona Media – chúng tôi đúc kết lại thông qua bài viết bên dưới.

Meta description là gì?

Meta description là một thuật ngữ được dùng phổ biến trong SEO nói về một đoạn văn bản ngắn, được đặt trong HTML. Meta description có chức năng giúp các công cụ tìm kiếm hay người dùng có thể hiểu khái quát trang cũng như nội dung bạn đề cập đến.

Trên công cụ tìm kiếm, thẻ description sẽ như một snippet, hiển thị dưới dạng tiêu đề SEO và ngay dưới URL của trang đó.

Cũng như meta keyword, thẻ meta description cũng không phải một yếu tố đánh giá xếp hạng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu tối ưu thẻ description tốt thì sẽ giúp trang của bạn có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) từ kết quả tìm kiếm sẽ cao hơn rất nhiều.

Tầm quan trọng của tối ưu thẻ description

Một thẻ Meta description chất lượng sẽ giúp đem tới rất nhiều lợi ích đối với công việc SEO nói riêng và doanh nghiệp bạn nói chung:

Tăng tỷ lệ CTR

Điều đầu tiên bạn có thể thấy của description đó chính là khả năng thu hút người dùng truy cập vào website của bạn trên cả các công cụ tìm kiếm như Google lẫn kênh mạng xã hội, đặc biệt là Facebook.

Tăng tỷ lệ CTR tức là tăng tương tác bằng hành động click chuột. Với những thẻ mô tả ngắn hay thì bạn sẽ thu hút nhiều người ghé thăm trang web của bạn tốt hơn rất nhiều.

Tăng thứ hạng

Thẻ Meta Description.
Thẻ Meta Description giúp tăng thứ hạng từ khóa.

Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng tới xếp hạng những Meta description cũng giúp công cụ tìm kiếm hiểu một cách khái quát về nội dung trang web của bạn. Điều này sẽ giúp trang của bạn được đánh giá tốt hơn từ các công cụ tìm kiếm như Google và có được xếp hạng tốt hơn.

Tối ưu trải nghiệm người dùng

Chỉ khi bạn cung cấp tới cho người dùng nội dung hữu ích, cái mà họ muốn thì người ta mới nhấp chuột và tìm hiểu về bài viết, website của bạn. Do đó, tối ưu thẻ description có vai trò quyết  định lớn để người dùng nắm bắt khái quát nội dung mà họ sắp truy cập.

Nếu bạn không tạo được description chất lượng tức là đồng nghĩa với việc, bạn đang lãng phí một cơ hội marketing ngàn vàng đó.

Cách tạo ra thẻ meta description

Mặc dù description không trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp tới xếp hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm nhưng nó có liên quan tới tỷ lệ CTR (tỷ lệ nhấp chuột), một điểm yếu tố đánh giá xếp hạng trang của bạn. Do đó, bạn cũng cần biết cách tạo thẻ Meta description để tăng tỷ lệ CTR cũng như chất lượng cho website của bạn.

Dưới đây là 2 cách tạo thẻ meta description bạn có thể tham khảo:

Tối ưu thẻ description ở tab SEO

Hầu như ở trang web nào, trong tab SEO đều sẽ có mục trống dùng để điền nội dung thẻ meta description. Bạn chỉ cần điền nội dung mô tả chính vào ô đúng số lượng từ yêu cầu của đơn vị là được. Thông thường, description chỉ từ 130 – 150 từ là tốt nhất.

Thêm thẻ meta description với plugin Yoast SEO

Nếu bạn sử dụng website WordPress và có nhu cầu thay đổi nội dung thẻ mô tả. Bạn có thể cài đặt plugin Yoast SEO. Với plugin Yoast SEO thì bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

plugin yoast seo
Cài đặt plugin Yoast SEO để tùy chỉnh meta description.

Bước 1: Tạo bài viết mới hoặc chọn bài đã đăng cần sửa

Bước 2: Bạn kéo xuống ngay chân trang bài viết có mục Yoast SEO. Bạn tìm đúng vị trí thẻ meta description.

Bước 3: Tạo nội dung cho meta description. Thường đối với wordpress sẽ yêu cầu description khoảng 156 từ.

Bước 4: Lưu nháp hoặc Publish/update

Muốn tối ưu thẻ description chất lượng tốt nhất, bạn cũng cần biết những mẹo, phương pháp để tạo thẻ.

Các mẹo giúp bạn tối ưu thẻ meta description chất lượng

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn viết meta description chất lượng đơn giản nhất:

Tạo thẻ mô tả theo đúng quy định

Một thẻ meta description đúng quy định thường có số lượng từ trong khoảng cho phép, phù hợp và có chứa từ khóa chính của bài viết đó.

Số lượng từ trong thẻ thường dao động từ 130 – 156 ký tự. Đồng thời, thẻ cần có nội dung ngắn gọn, súc tích.

Tối ưu thẻ description unique

Không chỉ có bài viết không copy mà thẻ meta càng cần có sự khác biệt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, thẻ mô tả dành cho độc giả chứ không phải các công cụ tìm kiếm, cho nên nó cần có giá trị, trình bày tự nhiên, không lạm dụng quá nhiều từ khóa hay copy.

Sử dụng từ ngữ có tính diễn đạt cao

Những lưu ý để viết description thu hút.
Những lưu ý để viết description thu hút.

Tức là các thẻ meta description của bạn nên tạo được sự tác động đến người đọc, kích thích họ hành động.  

Tận dụng tối đa các tiêu đề meta

Một tiêu đề hấp dẫn sẽ mang tới hiệu quả bất ngờ, trước mắt là cho đoạn mô tả của bạn, góp phần gửi gắm thông điệp lớn mà toàn bài viết của bạn đề cập tới. Nhằm đảm bảo tính phù hợp thì các tiêu đề thường ngắn hơn so với meta description, chỉ khoảng 50 – 60 ký  tự.

Tối ưu thẻ description làm nổi bật bản sắc thương hiệu

Meta Description là một trong những hình thức giúp bạn quảng bá hình ảnh thương hiệu. Nhất là đối với các description cho trang chủ.

Sử dụng meta description để quảng cáo

Đây là một ý tưởng vô cùng hay ho giúp bạn tăng tỷ lệ CTR và “tóm” được khách hàng. Đoạn mô tả ngắn bạn có thể nhắc tới chương trình ưu đãi, giảm giá mà bạn đang thực hiện.

Hãy sáng tạo các meta description của riêng bạn

Khác biệt tạo nên sự hứng thú, đồng thời giúp khẳng định chất riêng của bạn. Vì vậy, không cần quá dài dòng văn tự. Chỉ một đến hai câu ngắn gọn nhưng súc tích là đủ để  tạo ấn tượng cho khách hàng của bạn rồi.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin giải đáp về thẻ meta description cùng cách để tối ưu thẻ description hiệu quả. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích nhiều cho công việc SEO của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *